Nên học quản trị mạng hay lập trình máy tính?
Nên học lập trình máy tinh hay quản trị mạng? Học ngành nào dễ xin việc hơn? Ngành nào lương cao hơn? Cùng giải đáp mọi thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!
1. Học quản trị mạng ra trường để làm gì?
Học quản trị mạng máy tính, bạn có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí khác nhau với mức lương đa dạng. Một số công việc phổ biến khi theo học quản trị mạng mà bạn có thể theo đuổi như:
- Kỹ sư mạng (Network Engineer): Kỹ sư hệ thống mạng chịu trách nhiệm thiết kế và cài đặt hệ thống máy tính và mạng. Họ cũng đảm bảo công việc triển khai, duy trì, giải quyết các sự cố cũng như loại bỏ bất kỳ lỗi nào mà hệ thống mạng gặp phải.
- Kỹ sư an ninh mạng (Network Security): Nhiệm vụ của kỹ sư an ninh mạng là thiết kế bảo mật hệ thống sao cho an toàn để tránh hacker đột nhập ăn cắp dữ liệu đồng thời có những biện pháp xử lý sự cố liên quan .
- Chuyên viên phân tích mạng/hệ thống (Network/Systems Analyst).
- Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support).
- Nhân viên quản trị mạng: Nâng cấp và giải quyết các sự cố liên quan đến hệ thống mạng máy tính, xử lý các sự cố mạng, hỗ trợ kỹ sư mạng với các thông tin liên quan đến mô hình mạng, khai thác và cập nhật cập nhật phần mềm, quản lý máy chủ và hệ điều hành, bảo mật mạng và kiểm tra cơ bản.
- Chuyên gia bảo trì mạng: Thường xuyên kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị mạng và máy móc, nhận thông báo lỗi và giải quyết sự cố mạng
- Kiến trúc sư mạng: thiết kế, phát triển, duy trì, hỗ trợ và phát triển mạng lưới truyền thông, thiết kế hệ thống mạng trong một tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau.
Với những vị trí công việc phổ biến trên đây, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị mạng có thể ứng tuyển và làm việc tại các trung tâm dữ liệu, cung cấp dịch vụ internet, công ty công nghệ hoặc làm việc trong bộ phận kỹ năng. thuật của các doanh nghiệp kinh doanh, ngân hàng,…
2. Công việc của một kỹ sư thiết lập máy tính?
Trước khi quyết định theo học lập trình máy tính, đầu tư tiền bạc và công sức ra sao thì bạn nên suy nghĩ xem mình học lập trình máy tính để làm gì. Lĩnh vực lập trình vô cùng rộng lớn, có rất nhiều hướng đi và cơ hội mà bạn có thể lựa chọn:
- Lập trình di động: Cơ hội dành cho các bạn muốn gia nhập vào “thế giới di động” với hơn 2 tỷ người dùng điện thoại thông minh và và khoảng 6 triệu các ứng dụng di động từ giải trí, game đến tiện ích, sức khỏe, kinh doanh, học tập…
- Lập trình Web: Internet gắn liền với Website, lập trình Web là lĩnh vực dành cho các bạn muốn tham gia phát triển các hệ thống website kinh doanh online, bán hàng trực tuyến, giới thiệu doanh nghiệp, mạng xã hội… hay bạn muốn làm chủ website thương hiệu cá nhân của mình, mang dấu ấn bản thân và có nhiều cơ hội phát triển để thành công hơn.
- Chuyên viên hệ thống thông tin và ứng dụng: Một phần không thể thiếu với các hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp là các phần mềm quản lý như: kế toán, nhân sự, bán hàng, quản lý kho hay hệ thống giải pháp phần mềm quản lý tổng thể như phần mềm ERP, CRM, quản lý bệnh viện, quản lý trường học. Đó chính là “địa bàn” của các chuyên viên hệ thống thông tin với nhiều vai trò khác nhau như: quản lý dự án, phân tích, lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu.
- Kiểm thử phần mềm: Phần mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác có liên quan như các lớp thư viện hệ thống, hệ điều hành, phần cứng máy tính, tốc độ đường truyền. Một phần mềm chất lượng là phần mềm chạy ổn định và chính xác trên nhiều kịch bản thực tế khác nhau nên rất cần những chuyên viên kiểm thử phần mềm để thực hiện những công việc đó
- Chuyên gia Big Data: Công việc của một chuyên viên Big Data là thực hiện xử lý trên tập dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các hệ thống xử lý dữ liệu truyền thống không thể đáp ứng được, đây là lĩnh vực đang rất hút nhân sự khi dữ liệu lưu trữ ngày càng lớn.
- Machine Learning: Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với việc phát triển trí tuệ nhân tạo và Machine Learning chính là một phần trong số đó. Giờ đây, bạn có thể lập trình để ”hô biến” ảnh đen trắng thành ảnh màu, đọc hiểu ảnh, dịch tự động, viết truyện, viết quảng cáo…
- Lập trình IOT: Lập trình IOT cho phép bạn lập trình trên các thiết bị, các vi mạch,… và điều khiển cũng như kết nối chúng lại với nhau. Đây là xu hướng dự báo tương lai với sự xuất hiện của ngôi nhà “thông minh”, bệnh viện “thông minh”, trang trại “thông minh”.
Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, học lập trình máy tính để có thể xây dựng các tiện ích hỗ trợ công việc và cuộc sống của mình hay bạn muốn nhanh chóng cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất cũng như sử dụng các phần mềm một cách hiệu quả nhất.
3. Học quản trị mạng hay lập trình máy tính lương cao hơn?
Học Quản trị mạng lương bao nhiêu?
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mức lương của nhân viên quản trị mạng thuộc vào nhóm ngành có thu nhập cao tại Việt Nam. Mức lương khởi điểm của một nhân viên quản trị mạng từ 400 – 700 USD/ tháng. Đối với các vị trí về quản trị hệ thống, giám sát bảo mật an ninh mạng, mức lương dao động trong khoảng 800 – 1000 USD/tháng tuỳ công ty.
Đối với công việc thi công hệ thống mạng, mức lương thường trên 500 USD/tháng hoặc có thể được trả theo dự án. Với những vị trí cao hơn như: trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc IT, mức lương từ 700 đến 2.000 USD/tháng. Nếu làm cho công ty nước ngoài, thu nhập có thể từ 2.000 – 4.000 USD/tháng.
Ngành học quản trị mạng cũng bao gồm nhiều lĩnh vực công việc khác nhau như về bảo mật, thiết kế mạng, đảm bảo sự hoạt động của mạng, quản lý mạng, chuyên về máy chủ,…, tùy theo từng mảng công việc mức lương sẽ có sự chênh lệch. Nếu bạn có trình độ chuyên môn cao cùng với kinh nghiệm, bạn có thể đạt mức lương lên đến trên 1000 USD, thậm chí là hàng ngàn USD mỗi tháng.
Xét tuyển ngay Tham quan trường
Mức lương của nhân viên Lập trình máy tính
Đối với nhân viên lập trình máy tính mới tốt nghiệp hoặc có kinh nghiệm dưới 2 năm làm việc, mức lương trung bình là từ 350 – 550 USD/tháng. Đối với những nhân viên có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 4 năm, mức lương trung bình từ 600 – 1.200 USD/tháng. Mức lương của nhân sự cấp quản lý có trên 5 năm kinh nghiệm sẽ dao động từ 1.500 USD – 2.500 USD/tháng. Tương tự, mức lương của giám đốc và cấp cao hơn có trên 10 năm kinh nghiệm là trên 2.500 USD/tháng.
Có thể thấy, mức lương của nhân viên quản trị mạng và nhân viên lập trình máy tính không có sự chênh lệch nhiều. So với các ngành hot như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh hay kinh tế thì công nghệ thông tin có thể xem là ngành có mức lương cao hiếm có. Bên cạnh đó, mức lương ngành công nghệ thông tin còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, vị trí, cấp bậc cũng như lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Do đó, chỉ cần bạn đam mê và cố gắng theo đuổi, không ngừng học hỏi cũng như trau dồi kinh nghiệm làm việc thì việc đạt được mức lương mong muốn là hoàn toàn có thể.
4. Nên học quản trị mạng hay lập trình máy tính?
Với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngành công nghệ thông tin đang dần trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hàng đầu. Kéo theo đó, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng ngày một tăng. Tùy thuộc vào nhu cầu và đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, từng bộ phận mà sẽ đòi hỏi một nhân viên công nghệ thông tin chuyên về quản trị mạng hay lập trình máy tính.
Về cơ bản, bạn học quản trị mạng hay lập trình máy tính cũng đều có thể phát triển được nghề nghiệp vì hệ thống phần cứng (mạng, phần cứng máy tính…) hay phần mềm ( các chương trình, phần mềm ứng dụng…) cũng đều là những thị trường tiềm năng ở hiện tại và trong tương lai.
Theo Hội Tin học TP.HCM, hiện cả nước có trên 300 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó đội ngũ lập trình viên chiếm khoảng 60%, còn lại là nhân viên quản trị mạng, quản lý dự án mạng…
Đương nhiên, lĩnh vực quản trị mạng cũng được các doanh nghiệp chú trọng. Để theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mạng máy tính, nhiều doanh nghiệp cần một đến hai nhà quản trị mạng. Kiến thức về mạng rất rộng, trong khi nhu cầu của doanh nghiệp thường rất đa dạng đòi hỏi nhà quản trị mạng cần hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực liên quan. Chính vì thế, dù theo học quản trị mạng hay lập trình máy tính thì đều cần bổ sung lý thuyết và nỗ lực thực hành mới có cơ hội phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
5. Tố chất cần thiết khi theo học quản trị mạng và lập trình máy tính
Dù theo học quản trị mạng hay lập trình máy tính, bạn cũng cần trang bị cho mình những yếu tố cần thiết như:
Tiếp cận vấn đề một cách chi tiết và theo thứ tự
Dân công nghệ thông tin nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi chỉ là những chi tiết rất nhỏ, nếu bạn vô tình bỏ qua thì bạn sẽ phải mất thời gian hàng giờ đồng hồ để tìm lại những chi tiết nhỏ đó một lần nữa.
Làm việc nhóm
Đa số, các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng và chia sẻ những ý kiến của mình tại công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.
Xét tuyển ngay Tham quan trường
Làm việc một mình trong thời gian dài
Thời hạn của các dự án luôn làm bạn phải đau đầu, đôi lúc bạn phải ngồi làm việc một mình. Do đó, bạn cần phải rèn luyện tính độc lập cao hơn, biết cách tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án một cách nhanh chóng và đảm bảo chất lượng. Để đạt được hiệu quả công việc như ý, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết những công việc cần làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình
Thực hành thường xuyên
Với một chuyên viên quản trị mạng hay lập trình viên, điều quan trọng nhất là thường xuyên cọ xát với thực tiễn, máy móc, “sờ tận tay, nhìn tận mắt” các thiết bị. Làm càng nhiều, sai càng nhiều, bạn học hỏi được càng nhiều và ngày càng thuần thục các kỹ năng chuyên môn
Chương trình đào tạo ngành học quản trị mạng và lập trình máy tính tại Cao đẳng Sài Gòn với thời lượng thực hành lên đến 70%. Sinh viên được thường xuyên tham quan, thực tập và kiến tập tại các doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ hàng đầu trong nước và Đông Nam Á. Song song đó, việc tham gia các dự án thực tế xuyên suốt quá trình học đảm bảo đem đến kiến thức, kĩ năng sát thực tiễn nhất cho các bạn sinh viên trong suốt quá trình theo học tại Cao đẳng Sài Gòn.
CAO ĐẲNG SÀI GÒN tự hào là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho tân sinh viên, xóa tan 3 nỗi lo của Cha, Mẹ:
– Không áp lực thi cử: Chỉ xét tuyển, không thi tuyển.
– Không tăng học phí: Học phí ổn định trong suốt khóa học.
– Không lo thiếu việc làm: Trường hỗ trợ việc làm sau tốt nghiệp.
Hình thức tuyển sinh: Tuyển sinh chính quy trực tuyến
Cao đẳng chính quy: Chỉ cần tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
Cao đẳng 9+: Tốt nghiệp THCS hoặc chưa hoàn thành chương trình lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12.
Hình thức tuyển sinh: Tuyển sinh 9+ trực tuyến
Đặc biệt, Nhà trường có nhiều chính sách về học phí, học bổng dành cho tân sinh viên khi nhập học tại trường trong năm học 2023 – 2024.
CHỌN CAO ĐẲNG SÀI GÒN – CHỌN VỊ THẾ THÀNH CÔNG
Tin: Truyền thông Cao đẳng Sài GònThông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
► Trụ sở chính: Lô 14 đường số 5, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. HCM.
Website: https://truongcaodangsaigon.edu.vn/
Facebook: Trường Cao Đẳng Sài Gòn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@saigontech.official
Youtube: https://www.youtube.com/@caodangsaigon7364
Điện thoại: (028).37.155.033 Hotline: 0968.253.307
Tin tức khác
“Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh để được cập nhật thông tin kịp thời và nhanh chóng nhất.”
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về việc tìm các chương trình tuyển sinh phù hợp cho nhu cầu ngành học của bạn.