Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển và doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, nhu cầu về nhân lực ngành kế toán luôn duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên, không ít sinh viên hoặc phụ huynh vẫn băn khoăn “Học ngành kế toán ra trường có dễ xin việc không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cơ hội nghề nghiệp trong ngành này. 

1. Ngành kế toán là gì? 

Ngành kế toán có thể hiểu đơn giản là lĩnh vực chuyên ghi chép, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin tài chính cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước. Đây được xem là một bộ phận đóng vai trò cốt lõi trong việc kiểm soát và vận hành dòng tiền của bất kỳ đơn vị nào.

Ngành kế toán là gì?

Ngành kế toán là gì?

Công việc trong lĩnh vực kế toán rất đa dạng bao gồm việc: Ghi nhận chứng từ, lập báo cáo tài chính, theo dõi thu – chi, hạch toán chi phí, hỗ trợ kiểm toán,…

>> Xem thêm: Ngành kế toán là gì? Tìm hiểu ngành kế toán từ A – Z

2. Học ngành Kế toán ra trường có dễ xin việc không? 

Đây là một câu hỏi của hầu hết tất cả các bạn đang có dự định theo đuổi ngành học này quan tâm. Câu trả lời không hoàn toàn đơn giản là “có” hoặc “không”, bởi việc học ngành kế toán có dễ xin việc hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình hình thị trường lao động, năng lực cá nhân và xu hướng nghề nghiệp hiện đại.

Học kế toán có dễ xin việc không?

Học kế toán có dễ xin việc không?

Nhu cầu tuyển dụng ổn định

Một trong những điểm mạnh của ngành kế toán là tính ổn định về nhu cầu tuyển dụng. Hầu như mọi tổ chức từ doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan nhà nước đều cần ít nhất một bộ phận kế toán để quản lý tài chính, dòng tiền và tuân thủ các quy định thuế.

Cơ hội việc làm rộng mở

Ngành kế toán là một lĩnh vực rất đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau như:

  • Chuyên viên tài chính
  • Tư vấn thuế
  • Nhân viên kiểm toán
  • Nhân viên phân tích dữ liệu tài chính 
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư

Dễ xin việc với người có năng lực

Mặc dù nhu cầu tuyển dụng khá ổn định, nhưng không phải ai học kế toán cũng dễ xin được việc làm ngay sau khi ra trường. Các nhà tuyển dụng ngày nay sẽ luôn có xu hướng ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng mềm và khả năng thực hành tốt.

Chính vì vậy, bạn cần luôn không ngừng trau dồi kỹ năng chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng mềm và đồng thời bổ sung thêm các chứng chỉ liên quan đến ngành kế toán thì sau khi ra trường bạn sẽ có thể dễ dàng xin việc hơn. 

3. Mức lương hấp dẫn ngành kế toán

Mức lương là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi lựa chọn nghề nghiệp, và ngành kế toán cũng không ngoại lệ. Mức thu nhập của kế toán viên mới ra trường có thể sẽ không cao nhưng với tính chất ổn định và cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở, ngành kế toán vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc về lâu dài.

Mức lương theo cấp bậc của ngành kế toán

Vị trí công việc Mức lương trung bình/tháng Lưu ý
Kế toán thực tập 2 – 4 triệu đồng Có thể là trợ cấp hoặc không lương tùy doanh nghiệp
Kế toán viên mới ra trường 6 – 9 triệu đồng Tăng nhanh nếu nắm vững chuyên môn và phần mềm
Kế toán tổng hợp 10 – 15 triệu đồng Yêu cầu kinh nghiệm từ 2 năm trở lên
Kế toán trưởng 20 – 30 triệu đồng Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kế toán
Kiểm toán viên  12 – 25 triệu đồng Có thể tăng theo hiệu suất, bằng cấp
Trưởng phòng tài chính – kế toán 30 – 50 triệu đồng Tùy theo quy mô doanh nghiệp
CFO – Giám đốc tài chính Trên 50 triệu đồng, có thể lên đến 100 triệu Vị trí lãnh đạo cấp cao

Mức lương theo quy mô công ty

Loại hình doanh nghiệp Mức lương khởi điểm Yêu cầu
Doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ Khoảng 6 – 8 triệu đồng Cơ hội học hỏi đa nhiệm, làm nhiều mảng
Doanh nghiệp FDI Từ 9 – 12 triệu đồng Yêu cầu tiếng Anh, hiểu biết hệ thống tài chính quốc tế
Công ty kiểm toán lớn  Từ 20 triệu trở lên Lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, áp lực cao
Cơ quan nhà nước Từ 30 triệu trở lên Phụ thuộc hệ số, ổn định, nhiều chế độ phúc lợi

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng xin việc của sinh viên Kế toán?

Yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh việc của sinh viên kế toán

Yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh việc của sinh viên kế toán

Ngành kế toán tuy là một ngành có cơ hội việc làm rất rộng mở, nhưng đối với sinh viên mới ra trường thì để có thể dễ dàng xin được việc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Trình độ chuyên môn 

Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng quan tâm. Đối với ngành kế toán, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao các ứng viên có: Kỹ năng hạch toán, kỹ năng lập báo cáo tài chính, khả năng sử dụng phần mềm kế toán như MISA, Fast, Bravo,…

  • Kinh nghiệm thực tế

Một trong những lý do khiến sinh viên kế toán khó xin việc là thiếu kinh nghiệm thực tế. Do đó, việc chủ động tham gia thực tập, làm thêm tại các công ty trong thời gian học sẽ giúp bạn có lợi thế cạnh tranh.

  • Kỹ năng mềm và ngoại ngữ

Ngoài các kiến thức chuyên môn, bạn cần phải trau dồi thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,… và có khả năng ngoại ngữ tốt là một lợi thế lớn.

  • Thái độ và tinh thần học hỏi

Khi tham gia phỏng vấn, bạn không chỉ cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được trình độ chuyên môn của mình mà còn cho họ thấy được thái độ, tinh thần ham học hỏi và chí cầu tiến của bạn thân.

5. Tổng kết

Với bài viết trên thì ắt hẳn các bạn cũng đã câu trả lời cho câu hỏi “Học ngành kế toán có dễ xin việc không?. Sự chủ động, ham học hỏi và tinh thần cầu tiến chính là yếu tố quan trọng để bạn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường đào tạo ngành kế toán uy tín,chương trình đào tạo bám sát thực tiễn, mạng lưới liên kết với doanh nghiệp rộng mở thì Cao đẳng Sài Gòn (SaigonTech) là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Phòng Truyền thông và Tuyển sinh Trường Cao Đẳng Sài Gòn (SaigonTech)

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

► Trụ sở chính: Lô 14 đường số 5, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. HCM

Website: Caodangsaigon.edu.vn Facebook: Cao Đẳng Sài Gòn
Messenger: Tư vấn tuyển sinh 2025 Youtube: Cao Đẳng Sài Gòn
Zalo OA: Tư vấn tuyển sinh 2025 Tiktok: Saigontech.official
Hotline tư vấn tuyển sinh: 0968.253.307 Điện thoại: (028).37.155.033

 

5/5 - (1 bình chọn)