Logistics được biết là ngành “hậu cần” vận tải. Cụ thể môi trường làm việc của nhân viên logistics ở đâu, có vị trí nào…? Cùng tìm hiểu ngành logistic ở bài viết bên dưới nhé.
TÌM HIỂU NGÀNH LOGISTIC
1. Logistics là gì?
Logistics có thể hiểu nôm na là “hậu cần” - chuỗi công việc liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Các công ty logistics thường hoạt động ở vị trí “bên thứ ba”, tức là cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất và người mua hàng.
Các hoạt động cơ bản của logistics bao gồm: quản trị vận tải xuất - nhập hàng hóa; quản trị đội tàu, kho bãi, vật liệu; quản trị tồn kho… Mặt khác, logistics còn có vai trò tìm nguồn đầu vào và đầu ra cho hàng hóa; lên kế hoạch sản xuất hàng hóa, đóng gói; dịch vụ chăm sóc khách hàng...
2. Học gì để làm trong ngành Logistics?
Không giống với các chuyên ngành về Kinh tế khác, ngành Logistics đòi hỏi nguồn lao động có chất lượng cao, kỹ năng tốt và năng động, dấn thân. Bù lại, người làm trong ngành Logistics được “đáp lại” bằng mức lương cao, công việc thú vị và cơ hội thăng tiến nhanh ở nhiều môi trường nước ngoài.
Làm việc trong ngành Logistics đang trở thành xu thế với mức lương cao, nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài.
Để làm việc trong ngành Logistics, người học cần trang bị các kiến thức:
- Hiểu biết về nội dung, phương pháp và quy trình Logistics: quản trị kho bãi, tồn kho, vận tải
- Kiến thức về chuỗi cung ứng như: quản trị chuỗi cung ứng, mua hàng, sản xuất, phân phối hàng hóa
- Kiến thức nâng cao về xây dựng, thiết kế chuỗi cung ứng cho các ngành hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam
- Kiến thức tiếng Anh chuyên ngành Logistics.
3. Học ngành Logistics ra làm gì?
Khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng mở cửa thông thương, hàng loạt công ty dịch vụ Logistics càng “mọc” lên và phát triển vượt bậc. Do vậy, học ngành Logistics ngày càng có nhiều lựa chọn việc làm. Tuy nhiên có khá nhiều sinh viên mới tốt nghiệp vẫn chưa biết học ngành Logistics ra sẽ làm việc gì, và cũng chưa hiểu rõ về cụ thể từng vị trí công việc.
Một số việc làm ngành Logistics hàng đầu như:
- Nhân viên vận hành kho: Có trách nhiệm nhận đơn hàng, sau đó lên kế hoạch, giám sát quá trình vận chuyển hàng cho khách. Bên cạnh đó, NV vận hành kho cũng có trách nhiệm lưu trữ và quản lý mọi hóa đơn, giấy tờ có liên quan đến hoạt động vận hành kho.
- Nhân viên chứng từ: Soạn thảo và xử lý chứng từ trong quá trình xuất - nhập khẩu hàng như hợp đồng, vận đơn, hóa đơn… Ở cấp độ khác, NV chứng từ thu thập và làm việc với hải quan về công văn, xin giấy tờ chứng nhận xuất xứ…
- Nhân viên Cảng: Sắp xếp và bố trí các hoạt động tàu ra vào ở càng; bảo trì trang thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành…
- Nhân viên thanh toán quốc tế: Tương tự như lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics cũng bao gồm rất nhiều hoạt động thanh toán quốc tế. Do vậy, bên cạnh nhu cầu tuyển dụng nhân viên có chuyên môn về tài chính - tiền tệ, yêu cầu kiến thức ngành Logistics cũng là một lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Ngành Logistics mở ra nhiều cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên ngay sau khi ra trường, với thời lượng thực hành lên đến 70%.
4. Top Lý do bạn nên theo học ngành Logistics tại Cao đẳng Sài Gòn
Mức lương cao - nhiều lựa chọn việc làm: ngành Logistics và chuỗi cung ứng là ngành luôn “khát” nhân lực chất lượng cao ở nhiều mảng như: thu mua, xuất nhập khẩu, sản xuất, vận tải...với mức lương “vượt ngoài mong đợi”. Trung bình, mức lương sinh viên mới tốt nghiệp ngành Logistics mỗi tháng đạt từ 8 - 15 triệu đồng; có thể cao hơn nếu có nhiều kỹ năng mềm và ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo lý thuyết song song với thực hành: Thực hành chiếm thời lượng hơn 70% toàn bộ chương trình học ngành Logistics tại Cao đẳng Sài Gòn giúp sinh viên có nền tảng từ kinh nghiệm thực tế, sẵn sàng làm việc ngay khi ra trường và nhanh chóng có cơ hội thăng tiến.
Cơ hội thực tập rộng mở: Chương trình Hợp tác quốc tế với Cảng Quốc tế Long An từ tháng 11/2019 đem lại cho sinh viên Cao đẳng Sài Gòn ngành Logistics đặc quyền trở thành thực tập sinh và trở thành nhân viên chính thức ở nhiều vị trí hấp dẫn tại Cảng như: Logistics, cước quốc tế, vận chuyển đa phương thức, giao nhận, thủ tục hải quan.
5. Cơ hội học nhiều nghiệp vụ Logistics với học phí vừa tầm
Nếu chương trình 4 năm đại học quá dài, những khóa học 3-6 tháng lại quá ngắn, lựa chọn CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG CHÍNH QUY 2 NĂM tại Cao đẳng Sài Gòn sẽ mở ra cho bạn một hướng đi đúng đắn.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên theo học ngành Logistics còn được trang bị các kỹ năng mềm như:
- Lãnh đạo và làm việc nhóm
- Giao tiếp hiệu quả dưới dạng văn bản, thư điện tử, thuyết trình
- Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, sử dụng các thuật ngữ, mẫu câu tiếng Anh thông dụng, liên quan đến ngành Logistics - Kinh doanh.
Bài viết liên quan
Ngành Logistics - Hiểu như thế nào cho đúng? Liệu có thực sự hot?
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.
Cao đẳng chính quy: Chỉ cần tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
Đặc biệt, Nhà trường có nhiều chính sách về học phí, học bổng dành cho tân sinh viên khi nhập học tại trường trong năm học 2023 – 2024.
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
► Trụ sở chính: Lô 14 đường số 5, Công viên Phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. HCM
Website: https://caodangsaigon.edu.vn/
Facebook: Trường Cao đẳng Sài Gòn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@saigontech.official
Youtube: https://www.youtube.com/@caodangsaigon7364
Điện thoại: (028).37.155.033 Hotline: 0968.253.307
Truyền thông Cao đẳng Sài Gòn