Tin tức

GIA CÔNG PHẦN MỀM: CẦN CHUYỂN MÌNH ĐỘT PHÁ ĐỂ GIÁ RẺ KHÔNG CÒN LÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

Là điểm đến của nhiều “ông lớn ngành công nghệ”

Việt Nam từng được đánh giá là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất về gia công phần mềm (outsourcing), thu hút nhiều “ông lớn” trong ngành như Microsoft, Samsung Electronics, LG… Trong lĩnh vực xuất khẩu và dịch vụ IT, hơn 80% các doanh nghiệp đều có khách hàng ở nước ngoài với các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Australia, Canada, EU, Nhật Bản… Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là giá nhân công trong lĩnh vực này vẫn chỉ bằng một nửa so với con số tại Ấn Độ và một số khu vực tại Trung Quốc.

Khi “giá rẻ” không còn là lợi thế cạnh tranh

Nước ta có lượng dân số trẻ khá đông và kỹ thuật công nghệ được đánh giá khá cao, thu hút các “ông lớn công nghệ” tìm đến dịch vụ gia công phần mềm. Trên thực tế, vấn đề đào tạo nhân lực đủ trình độ làm theo đơn đặt hàng vẫn chưa được giải quyết. Phần lớn các kỹ sư, lập trình viên cả khi được đào tạo chuyên nghiệp cũng đều không thể đáp ứng ngay nhu cầu của doanh nghiệp, bởi các đối tác nước ngoài thường rất khắt khe trong việc tuyển nhân lực làm phần mềm. 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thời gian trước nhiều doanh nghiệp chọn thuê đội ngũ bên ngoài gia công phần mềm nhằm tiết giảm chi phí. Tuy nhiên, xu hướng outsource ngày nay đều hướng tới nhu cầu đổi mới công nghệ và tiếp cận các giải pháp mới.

Tuy đi sau nhiều nước về trình độ phát triển và nhu cầu xã hội nhưng sau 2 thập niên phát triển và có những bước tiến nhất định. Đã tới giai đoạn ngành Công nghệ thông tin Việt Nam nói chung và thị trường gia công phần mềm nói riêng cần có bước chuyển mình mới, không còn coi “giá rẻ” là một lợi thế cạnh tranh mà cần phải đánh mạnh vào yếu tố chất lượng, sáng tạo và tạo ra thương hiệu, dấu ấn riêng.

Bước chuyển mình táo bạo, đầy thử thách nhưng đáng trông đợi!

VNITO - Liên minh Xuất khẩu Dịch vụ CNTT Việt Nam đang rất lạc quan tin rằng ngành gia công phần mềm nước ta có thể chuyển mình lên bậc sáng tạo, thiết kế phần mềm chứ không chỉ đơn thuần là “coding”. Trước nay các công ty gia công ở Việt Nam hiếm khi nhận được đơn hàng thiết kế hoặc gia công toàn bộ sản phẩm mà chỉ thực hiện một số chi tiết nhỏ, dẫn đến thực trạng phần lớn nguồn nhân lực dần thiếu đi yếu tố sáng tạo và tạo ra một sản phẩm có dấu ấn riêng vì chỉ quen với việc “chỉ đâu đánh đó”.

Việc chuyển đổi sang thiết kế sản phẩm trước tiên đòi hỏi các doanh nghiệp cần tái cấu trúc và mạnh tay đầu tư vào bộ phận chuyên môn. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng vào giáo dục để đào tạo ra một thế hệ kỹ sư, lập trình viên tương lai có đủ năng lực và tố chất đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển phần mềm có tính đột phá và sáng tạo.

Đầu tư giáo dục tuy là một chặng đường dài hơi nhưng có đầy triển vọng. Bởi với đặc tính là những công dân toàn cầu năng động, sáng tạo và hội nhập, thế hệ iGen/Gen Z, Gen Alpha trong tương lai chắc chắn sẽ làm nên những điều rất đáng trông đợi.


Image

Đăng ký tư vấn tuyển sinh - Nhận ngay gói giảm học phí

© 2024 www.caodangsaigon.edu.vn. All Rights Reserved. Developed by Monster Design