Công nghệ thông tin – Học gì? Làm gì khi ra trường? – Cao đẳng Sài Gòn
Học Công nghệ thông tin đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ vì sự thú vị cũng như mức thu nhập khủng sau khi ra trường. Vậy ngành công nghệ thông tin học những gì? Làm công việc gì khi theo học công nghệ thông tin?
1. Học công nghệ thông tin là học gì?
Học công nghệ thông tin, bạn sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng cơ sở về mạng máy tính, hệ thống thông tin, kỹ thuật lập trình, phần mềm… Bên cạnh đó, tùy thuộc vào năng lực và sở thích mà bạn có thể lựa chọn theo học chuyên ngành công nghệ thông tin phù hợp với bản thân như: Lập trình máy tính, Quản trị mạng máy tính, an ninh mạng, hệ thống thông tin, công nghệ kỹ thuật máy tính, thiết kế đồ họa,…
Khi học chuyên sâu về các chuyên ngành công nghệ thông tin; bạn có cơ hội học hỏi những kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt cũng như vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính; kiến thức về bảo mật thông tin và an ninh mạng máy tính, gia công và ứng dụng hệ thống phần mềm, thiết kế ấn phẩm truyền thông với các phần mềm thiết kế…
Học Công nghệ thông tin là sự lựa chọn khôn ngoan trong thời đại 4.0
2. Học công nghệ thông tin có khó không?
Có một sự thật là học công nghệ thông tin không khó như bạn nghĩ. Ngành công nghệ thông tin thiên về lối tư duy, suy nghĩ logic chứ không phải tính toán với những con số, nên nếu bạn không giỏi toán thì cũng không thành vấn đề. Bạn có khả năng viết văn tốt và rất sáng tạo, học sử và địa giỏi hoặc bạn đạt điểm cao ở môn Tiếng Anh, tất cả đều chứng minh bạn có khả năng tư duy và hoàn toàn có thể học tốt ngành Công nghệ thông tin. Chỉ cần như thế là được vì tất cả mọi thứ đều có thể học hỏi và trau dồi. Vì thế, đừng áp đặt cho bản thân suy nghĩ rằng mình không thể học Công nghệ thông tin hoặc học Công nghệ thông tin rất khó. Lẽ đương nhiên, học công nghệ thông tin là cần phải nỗ lực, chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên trì luyện tập thì mới có thể thành công.
Học Công nghệ thông tin thực chất không hề khó nếu bạn chăm chỉ và nỗ lực
3. Các chuyên ngành công nghệ thông tin?
Công nghệ thông tin có rất nhiều mảng và lĩnh vực khác nhau. Tùy vào sở thích cũng như định hướng nghề nghiệp mà bạn có thể lựa chọn cho mình chuyên ngành học phù hợp với bản thân. Dưới đây là một số chuyên ngành Công nghệ thông tin phổ biến nhất hiện nay
Lập trình máy tính
Lập trình máy tính là quá trình viết những hướng dẫn được thực hiện bởi máy tính. Các hướng dẫn còn được gọi là mã và được viết bằng ngôn ngữ lập trình, máy tính có thể hiểu và sử dụng để thực hiện một tác vụ hoặc giải quyết vấn đề. Một trong số những công việc của lập trình viên là hiểu các yêu cầu, xác định ngôn ngữ lập trình phù hợp để sử dụng và thiết kế giải pháp, mã hóa, kiểm tra, gỡ lỗi cũng như viết tài liệu để các lập trình viên có thể dễ dàng hiểu được giải pháp này.
Có rất nhiều vị trí công việc khác nhau đối với nghề lập trình máy tính, cụ thể như sau:
- Lập trình Front-End.
- Kỹ sư di động.
- Lập trình viên Java.
- Lập trình viên PHP.
- Lập trình viên .Net.
- Lập trình viên game.
- Lập trình viên Back-End.
- Lập trình viên ứng dụng.
- Lập trình viên công cụ và phần mềm doanh nghiệp.
- Nhà khoa học dữ liệu.
- QA/Test/Tự động hóa.
- Thuật toán/Lập trình phần mềm khoa học.
- Lập trình viên hệ thống nhúng.
- Lập trình viên hệ điều hành Linux Kernel và OS.
- Kỹ sư DevOps.
- Lập trình viên ngôn ngữ/ trình biên dịch.
- Lập trình viên dữ liệu điện toán đám mây.
Quản trị mạng máy tính
Quản trị mạng máy tính là các công việc quản trị mạng lưới bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm bảo mạng lưới cung cấp đúng chỉ tiêu đề ra. Theo học quản trị mạng máy tính, bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau với mức lương đa dạng. Một số công việc phổ biến ngành quản trị mạng máy tính mà bạn có thể theo đuổi như
- Kỹ sư mạng (Network Engineer)
- Kỹ sư an ninh mạng (Network Security)
- Chuyên viên phân tích mạng/hệ thống (Network/Systems Analyst).
- Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support).
- Nhân viên quản trị mạng.
- Chuyên viên bảo trì mạng.
- Kiến trúc sư mạng.
An ninh mạng
An ninh mạng (Cyber Security) được hiểu là ngành chuyên bảo vệ các mạng thông tin và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập và trộm cắp các thông tin bảo mật. Nhiệm vụ của ngành này là ngăn chặn, phát hiện và phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó các cuộc tấn công.
Để có thể bảo vệ được các hệ điều hành, các chuyên gia an ninh mạng cần phải tạo ra các rào cản chắc chắn để có thể chống lại không chỉ những tấn công từ bên ngoài mà còn từ bên trong.
Ngành an ninh mạng được dự đoán sẽ là quán quân nhu cầu nhân lực trong 10 năm tới. Mỗi năm, Việt nam thiếu hụt khoảng 1 triệu nhân lực.
Kỹ sư an ninh mạng là vị trí mà mọi doanh nghiệp đều cần đến, các tập đoàn lớn sẵn sàng chi trả mức lương rất hậu hĩnh để bảo vệ dữ liệu và loại bỏ lỗ hổng trong bảo mật.
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc rộng mở cùng mức lương hấp dẫn tại các vị trí như: chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, chuyên gia tư vấn an toàn thông tin, chuyên viên điều tra tội phạm mạng, chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống thông tin, chuyên gia xử lý sự cố an toàn thông tin…
Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là ngành học kết hợp chặt chẽ giữa phần mềm, phần cứng và mạng truyền thông nhằm mục đích thu thập dữ liệu cho tổ chức công ty, là tiền đề cho việc đánh giá khả năng và hoạt động hiệu quả của công ty, doanh nghiệp. Ngành này chuyên tập trung vào vấn đề của hệ thống thông tin, để hỗ trợ nhanh chóng trong việc đưa ra quyết định kinh doanh, phương pháp hiệu quả giúp xây dựng một hệ thống điều hành và quản lý ngày một hoàn thiện hơn.
Hệ thống thông tin không chỉ là ngành nghề phát triển ở hiện tại mà còn vô cùng có tiềm năng phát triển ở tương lai. Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin có thể đảm nhận được rất nhiều vị trí khác nhau, từ việc quản lý các hệ thống thông tin đến việc quản trị về kinh doanh tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Cụ thể, đó là các vị trí công việc sau:
- Chuyên viên phân tích hệ thống thông tin, Chuyên viên tích hợp hệ thống của doanh nghiệp
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
- Chuyên viên phân tích dữ liệu
- Chuyên viên đào tạo
- Quản lý cơ sở dữ liệu
- Giám đốc thông tin
Thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa là ngành học kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ và ý tưởng sáng tạo, thông qua các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh ấn tượng, đẹp mắt và đi vào lòng người. Bên cạnh đó, thiết kế đồ họa còn là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp giữa chữ viết, hình ảnh và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.
Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động, mỗi năm nước ta thiếu hụt khoảng 1 triệu nhân lực cho ngành học thiết kế đồ họa. Tuy vậy, nguồn nhân lực cho ngành này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra rất nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành thiết kế đồ họa với những vị trí công việc có thể kể đến như sau:
- Chuyên viên thiết kế tại các công ty truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, bộ phận marketing phụ trách quảng cáo, thiết kế thương hiệu cho các doanh nghiệp.
- Hoạ sĩ trình bày tại các phòng, ban kỹ thuật sản xuất của tòa soạn báo, tạp chí.
- Hoạ sĩ minh hoạ tại các xưởng sản xuất phim, xưởng vẽ truyện tranh
- Chuyên viên xử lý hình ảnh tại các studio nghệ thuật.
- Giảng viên chuyên ngành thiết kế đồ họa
- Chuyên viên biên tập phim và âm thanh
Công nghệ kỹ thuật máy tính
Ngành Kỹ thuật máy tính là một ngành khá đặc biệt trong nhóm ngành Công nghệ thông tin, là ngành học kết hợp kiến thức cả hai lĩnh vực Điện tử và Công nghệ thông tin. Kỹ thuật máy tính là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện – điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.
Kỹ thuật máy tính thuộc top những ngành có nhu cầu nhân lực và mức lương cao nhất Việt Nam. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành học Kỹ thuật máy tính, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc tại những vị trí sau:
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi điều khiển trong các hệ nhúng như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot tự động…
- Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như Android, Tizen, Linux, Windows Phone, RTOS…
- Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính: Thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, cứu hộ dữ liệu máy tính, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và tối ưu hệ thống máy tính.
Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…
Khi theo học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;…
Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là vô cùng rộng mở với nhiều vị trí then chốt như:
- Kỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động.
- Kỹ sư vận hành bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp.
- Chuyên gia hệ thống: chuyên phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy.
- Chỉ huy các dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.
- Thiết kế các hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức…
- Lập trình ứng dụng: các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển về lập trình.
- Chuyên gia tư vấn cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông
Theo học kỹ thuật điện tử truyền thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ xử lý và phân tích tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng nắm bắt và tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng xây dựng, thiết kế cũng như khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
Số lượng việc làm dành cho các kỹ sư điện tử truyền thông sau khi tốt nghiệp ra trường đang ngày càng phong phú cùng với mức thu nhập rất cao và ổn định tại các vị trí quan trọng như:
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế và sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông
- Chuyên viên quy hoạch, thiết kế và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động…
- Giám đốc và trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông
Có rất nhiều chuyên ngành Công nghệ thông tin mà bạn có thể chọn lựa để theo học
4. Mức lương của ngành Công nghệ thông tin?
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công nghệ thông tin thuộc top những ngành nghề có mức lương cao nhất Việt Nam bởi nhiều yếu tố: thiếu cầu, ứng dụng phát triển nhiều trong xã hội, bảo mật thông tin,…từ đó dẫn đến nhu cầu tìm kiếm nhân lực ngành Công nghệ thông tin cao và mức lương bạn được nhận cũng theo đó mà ngày một cao hơn
- Đối với nhân viên Công nghệ thông tin mới ra trường, mức lương dao động vào khoảng 8 – 10 triệu/ tháng.
- Đối với các nhân viên có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm thì mức lương trung bình khoảng 15 – 20 triệu/tháng.
- Đối với các nhân viên có kinh nghiệm từ 5 – 7 năm thì mức lương trung bình khoảng 20 – 30 triệu/tháng.
- Đối với những nhân viên có kinh nghiệm trên 7 năm, mức lương dao động khá nhiều và tuỳ thuộc vào tố chất cũng như năng lực phát triển của mỗi lập trình viên. Ngoài lương thì một nhân viên Công nghệ thông tin còn có thể kiếm thêm thu nhập từ những dự án bên ngoài và mức thu nhập theo đó là không có giới hạn.
Công nghệ thông tin thuộc top những ngành có mức lương cao nhất hiện nay
5. Trường công nghệ thông tin tốt nhất tphcm?
Học Công nghệ thông tin tại tphcm ở đâu tốt? Đó là nỗi băn khoăn của không ít các bạn trẻ có niềm đam mê và đang có mong muốn theo học các chuyên ngành công nghệ thông tin. Hiện nay có không ít các trường cao đẳng công nghệ thông tin tại tphcm, trong đó Cao đẳng Sài Gòn được đánh giá là một trong những trường cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ thông tin hàng đầu khu vực phía nam, cam kết 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Những lợi thế hàng đầu chỉ có duy nhất tại Cao đẳng Sài Gòn khi theo học công nghệ thông tin:
- Đến 70% thời lượng thực hành dự án thực tế, nói không với lý thuyết khô khan
- Thời gian học ngắn chỉ 2 năm, cơ hội liên thông lên Đại học Top đầu Việt Nam
- Cơ hội thực tập và làm việc tại các “ông lớn” Công nghệ tại Việt Nam: TMA Solution, Bitexco, Global Cybersoft, ISC Quang Trung – Trung tâm giải pháp nguồn nhân lực Công nghệ thông tin…
- Chương trình học Kỹ năng mềm và tiếng Anh chuyên ngành
- Học phí chỉ 7 triệu/ Học kỳ – Cam kết không thay đổi suốt chương trình học
- Học tập trong môi trường Công nghệ chuẩn Mỹ: Phòng lab iMAC, Cisco lab, Thư viện, Phòng nghiên cứu, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo…
- Xét tuyển Học bạ – Thủ tục đơn giản
Sinh viên theo học Công nghệ thông tin tại Cao đẳng Sài Gòn có rất nhiều lợi thế
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cần thiết và hữu ích về ngành công nghệ thông tin. Qua đó giúp các bạn có được cái nhìn chi tiết và cụ thể nhất trong việc lựa chọn ngành học cũng như nghề nghiệp tương lai phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công trên con đường học vấn và tương lai phía trước.
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.
Cao đẳng chính quy: Chỉ cần tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
Cao đẳng 9+: Tốt nghiệp THCS hoặc chưa hoàn thành chương trình lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12.
Đặc biệt, Nhà trường có nhiều chính sách về học phí, học bổng dành cho tân sinh viên khi nhập học tại trường trong năm học 2023 – 2024.
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
► Trụ sở chính: Lô 14 đường số 5, Công viên Phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. HCM
Website: https://caodangsaigon.edu.vn/
Facebook: Trường Cao đẳng Sài Gòn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@saigontech.official
Youtube: https://www.youtube.com/@caodangsaigon7364
Điện thoại: (028).37.155.033 Hotline: 0968.253.307
Truyền thông Cao đẳng Sài Gòn
Tin: Cao đẳng Sài GònTin tức khác
Đồ họa đa phương tiện
01/06/2022“Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh để được cập nhật thông tin kịp thời và nhanh chóng nhất.”
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về việc tìm các chương trình tuyển sinh phù hợp cho nhu cầu ngành học của bạn.